;
Giỏ hàng

Bài học về lối sống của người Hoa: Sự tinh tế nên được "rèn giũa" ngay từ khi còn nhỏ

Bạn bè xung quanh hay hỏi tôi, làm sao để học được sự tinh tế, tôi chỉ trả lời đơn giản rằng bạn hãy để "cái tâm" của mình vào sự vật, sự việc nhiều hơn một chút mỗi ngày. 

Nguồn ảnh: Pinterest

Chúng ta nên hiểu “tinh tế” theo nghĩa nào?

Tinh nghĩa là đã lọc hết tạp chất để chỉ còn lại phần tinh túy nhất. Tế nghĩa là nhỏ, mịn, kỹ, cặn kẽ. Tinh tế nghĩa là tỉ mỉ, kỹ lưỡng, cặn kẽ, nhỏ, tinh vi. Người tinh tế là người nhạy cảm, tế nhị, có khả năng đi sâu vào những chi tiết rất nhỏ, rất sâu sắc và vì vậy họ thường làm vui lòng người khác bởi nắm bắt và thấu hiểu được tâm lý người đối diện.

Nguồn ảnh: Pinterest

Tôi đã học được sự tinh tế từ đâu?

Tôi không tự nhận mình vô cùng tinh tế, nhưng tôi khẳng định rằng tôi nhạy cảm hơn nhiều người xung quanh. Sự may mắn của tôi là được sinh ra trong gia đình có mẹ là người gốc Hoa, và tôi đã học được từ bà phong cách sống mà rất nhiều người hâm mộ. Mẹ tôi là người phụ nữ mà theo tôi thấy là người nhạy cảm nhất thế gian này trong những người tôi được gặp. Trong bài viết này, tôi chỉ điểm qua một vài thói quen nhỏ, nhưng nó sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn.

Nguồn ảnh: Pinterest

1. Không vô ý làm phiền người khác

Mẹ tôi là một người vô cùng nghiêm khắc trong việc giáo dục nếp sống. Từ khi tôi còn nhỏ, tôi đã được mẹ dạy rằng đi đứng phải nhấc chân lên không kéo lê dép loẹt quẹt tạo ra tiếng động làm phiền tai người khác. Một đứa nhỏ ngoan sẽ không làm người khác phật lòng. Một đứa trẻ hiểu chuyện sẽ sân chơi để ba mẹ nghỉ ngơi hoặc không gây tiếng ồn trong giờ nghỉ trưa và đêm muộn. 

Nguồn ảnh: Pinterest

Giữ một thói quen như vậy suốt bao nhiêu năm tháng, dù nó nhỏ bé, nhưng từ đó có thể tìm được rất nhiều những điều nhỏ bé và vụn vặt khác - đó lại là thứ quyết định tôi có tinh tế hay không. Tôi dần trở thành người biết tôn trọng cảm xúc của người khác hơn ý muốn của chính mình.

2. Không bỏ thừa

Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng nếu bạn để ý, những người không phung phí và ăn đến hạt cơm cuối cùng trong bát sẽ là những người biết tôn trọng sức lao động của người khác. Sự tiết kiệm chưa được đề cập ở đây vì nó là một đức tính. Còn tộn trọng người khác - đó là thái độ. Thái độ sống cần được rèn rũa hàng ngày.

3. Cảm ơn và xin lỗi đúng lúc

Khi còn nhỏ, chúng ta luôn được dạy rằng phải biết cúi đầu chào người lớn khi gặp và khi tạm biệt. Khi ăn phải biết mời theo cấp bậc từ ông bà đến cha chú rồi mới đến anh chị em. Khi được cho quà bánh phải biết cảm ơn, biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi khi mình sai Thói quen đó theo ta lớn lên giúp chúng ta trở thành người biết trước biết sau, người lịch sự, có tự trọng, tế nhị và đĩnh đạc đường hoàng.

Nguồn ảnh: Pinterest

4. Yêu thương khuyết điểm của người khác

Điều này nghe có vẻ to tát nhỉ? Nhưng thực ra không hề khó để học. Điều mà mẹ tôi luôn nhắc đi nhắc lại từ khi tôi bé tí đến tận bây giờ: Chúng ta sống trên đời này không ai hoàn hảo, bất cứ ai cũng có khuyết điểm, nhưng đôi khi khuyết điểm của người này sẽ trở thành ưu điểm hỗ trợ một ai đó. Những đứa trẻ ngoan và biết yêu lấy khuyết điểm của người khác sau này sẽ trở thành người dũng cảm, biết đấu tranh và bênh vực kẻ yếu, biết yêu thương và bảo vệ người khác.

Nguồn ảnh: Pinterest

Sự nhạy cảm, tế nhị, tinh tế, sự yêu thương bắt nguồn từ đó. Sự thấu hiểu, sẻ chia bắt nguồn từ đó. Sự công chính, lịch lãm, đoan trang, quý phái bắt nguồn từ đó. Phẩm giá, cốt cách con người đều bắt nguồn từ những thói quen nhỏ. Những thói quen nhỏ làm nên con người của chúng ta hôm nay.

Nếu như bạn chưa thể trở thành người tế nhị như bạn mong muốn, hãy bắt đầu thay đổi từ hôm nay.

Nền tảng giáo dục trong gia đình là điều quan trọng quyết định trong việc hình thành tính cách một con người. Tôi vẫn luôn cám ơn mẹ đã đi cùng tôi những ngày tháng tuổi hồn nhiên ấy.

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên